Lương giáo viên sau ngày 1/7, cao nhất gần 16 triệu đồng/tháng
Trước đó, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, ngày 19/6, Bộ Chính trị kết luận về cải cách tiền lương; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 1/7/2024.
Cụ thể, Chính phủ đề xuất thực hiện 4/6 nội dung cải cách tiền lương khu vực công của Nghị quyết số 27 đã rõ, đủ điều kiện thực hiện. Còn 2/6 nội dung cải cách tiền lương khu vực công chưa thực hiện gồm: Các bảng lương mới (bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương) và cơ cấu lại, sắp xếp thành 9 chế độ phụ cấp mới.
Trong thời gian chưa đủ điều kiện thực hiện 9 loại phụ cấp mới, tiếp tục thực hiện các loại phụ cấp hiện hành. Đồng thời, giao Chính phủ nghiên cứu sửa đổi, bổ sung chế độ phụ cấp và một số chế độ đặc thù của lực lượng vũ trang và của cán bộ, công chức, viên chức một số chuyên ngành (đặc biệt là phụ cấp theo nghề) mà trong quá trình thực hiện có phát sinh bất hợp lý.
Nếu đề xuất này được Quốc hội thông qua, mức lương chi tiết của giáo viên các bậc học sẽ thay đổi đáng kể.
Sau khi tăng lương, giáo viên mầm non hạng I, mức cao nhất thầy cô nhận được là 14.929.000 đồng ở hệ số 6,38. Mức cao nhất mà giáo viên tiểu học, THCS và THPT nhận là 15.865.000 đồng hệ số 6,78.
Dưới đây là bảng lương giáo viên từ mầm non, tiểu học, THCS và THPT khi lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng, thầy cô có thể tham khảo.
Bảng lương của giáo viên mầm non sau ngày 1/7, theo đó mức cao nhất thầy cô nhận được là 14.929.000 đồng ở hệ số 6,38 với giáo viên mầm non hạng I. |
Mức cao nhất mà giáo viên tiểu học nhận là 15.865.000 đồng với giáo viên tiểu học hạng I, hệ số 6,78. |
Với các thầy cô THCS mức cao nhất có thể nhận là 15.865.000 đồng với giáo viên hạng I, hệ số 6,78. |
Lương giáo viên THPT cao nhất là 15.865.000 đồng với giáo viên hạng I, hệ số 6,78. |